Powered By Blogger

Trang

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Cách trồng Thược dược nở đúng Tết

small-dracula (CSTT):

đúng là rất kết cái bông trắng tổ ong, mấy giống tổ ong bữa ni không thấy nữa. 
Hì hì, đúng rồi đó chị, bấm đọt dài khoảng 15-20cm là giâm dễ sống nhất, 10cm cũng được nhưng thế thì sẽ rơi vào 2 trường hợp: đọt nào đang lên mạnh thì bị non còn cái nào đủ già lại yếu sẽ lên chậm.
Ở chổ em trồng vào rằm tháng 10 là nở bông đầu tiên đúng tết, muốn có chậu nhiều cành và sai bông thì phải trồng sớm để bấm đọt nhiều lần. Hi, lại có trò mới để chơi rồi, nhà mình có ai thi trồng thược dược nở hoa đúng tết không?! Muốn khó hơn chút thì thêm quy định là cây qua 3 lần bấm đọt. Hê hê, dễ mà, phần thưởng là hoa giống, em làm trọng tài cho vì cuối năm ni em bận không dám ôm đồm

Cách giâm cành

small-dracula (CSTT):

Hôm trước em nói chị sáng xin rồi chiều mới trồng, nhớ không?! đó là vì em chưa làm cây này lần nào nên chỉ đoán đoán dựa vô dạng cây, chứ nếu vô tay em em phải quẳng nó 2-3 ngày em mới giâm cơ. Hoặc như mười giờ em còn quẳng cả tuần. Quan trọng là bỏ nơi mát để cây không bị chết cháy và theo dõi nó thường xuyên để trồng lại đúng lúc. Đại khái làm thế là để vết cắt liền sẹo khi trồng xuống không bị thối, để được 1 tuần là đẹp, nhưng mấy loại lá mỏng tích nước kém thì rất mau héo khô, vậy nên theo dõi để thấy nó xìu xìu là trồng, tức là để ở mức mà mình trồng lại nó tự bỏ 1/4-1/3 số lá ở chân là được.

Hi, vụ này em quen rồi nhìn cái là biết liền à, còn chị chưa quen sẽ làm vài em hy sinh, nhưng dần dần nhạy cảm ngay thôi. Gặp trường hợp cây nào quá dễ thối mà lại mau héo, chị cho vào túi nilon cột túm lại, để cỡ 1 tuần rồi mở ra giâm. Nhớ là khi giâm thì dù bất kì cây gì cũng không được cắm cái phụp nha, dùng que đũa chọc lổ rồi đặt nó xuống, cắm cái que rồi cột cố định cây, tưới nước là đất tự chảy xuống lấp chân, tuyệt đối không đè nén đất.
Trồng cây để thư giãn mà, tự gieo hạt hay giâm cành rồi trồng đến lúc nó nở mới vui, chứ mua cây có sẵn về trồng chán lắm, em chỉ mua cây để lấy giống khi không thể kiếm ở đâu có thôi.

Kali bón cho cây tạo củ, ra hoa tạo hạt thì cần (P) nhiều. Bón phân có tỉ lệ NPK bằng nhau cũng được.

Thực ra em chỉ giâm kĩ khi nào quẳng nó không sống thôi, chứ bình thường toàn quăng bừa không à, mà quăng bừa nó dễ sống hơn đó mọi người. Chỉ tụi thân gỗ khó ra rễ hơn thì mới phải làm kĩ, thậm chí ngâm kích thích ra rễ. Còn tụi thân cỏ, chính xác nó là cỏ dại, chỉ cần tạo môi trường sống phù hợp thôi.
Trồng cây đừng quá ham "chạy đua vũ trang", cứ trồng từng cây một, tìm hiểu thật kĩ về nó trước khi đưa về nhà, chỉ cần nó không chết thì sau 1 năm là vườn hết chổ chứa thôi. Cây có hoa đẹp rất nhiều, không thiếu cây để chọn. Trong vườn trồng một vài loại cây lâu năm, có cây nở hoa quanh năm càng tốt, còn lại dành 1/2 vườn cho cây theo mùa, vườn sẽ liên tục đổi sắc.

Hì, cắt đọt dài 15-20cm chính là tương ứng chúng ta sẽ có cành bánh tẻ đấy ạ, cắt ngắn hơn thì đọt bị non còn dài hơn thì gốc bị già.
Trong cái bao mình cột miệng lại đó nó vẫn có không khí mà, cây quang hợp thì hút CO2 và nhả O2, đến khi nó hô hấp thì ngược lại, thế nên cây bị cột kín trong bì vẫn quang hợp và hô hấp được. Còn về nước, mình cột kín thì ban đầu nước trong cây sẽ thoát ra nhưng sau đó không khí trong bì bị bão hòa hơi ẩm nên cây không mất nước nữa. Hi, đọc đến đây nghe luẩn quẩn rồi nhỉ, vậy chả lẽ cây nó tự quay vòng O2 rồi sống mãi không chết, thực tế thì cây không được cung cấp thêm dinh dưỡng nên không tạo ra được tế bào mới, không thể lớn thêm, năng lượng thì mất dần do chi dùng trong hoạt động sống và tỏa nhiệt, kết quả là cây yếu dần rồi chết. Tuy nhiên trong vòng 1-2 tuần thì nó chưa chết đâu ạ, sau 1 tuần là vết thương ở chân đã liền sẹo nên mình đem giâm không bị thối, rễ cũng dễ ra hơn nên tỉ lệ sống cao hơn. Cao hơn thôi chứ không phải sống 100% bác nhé!

Hoa hồng

small-dra (CSTT):

Cây thiếu nắng sẽ èo uột là đương nhiên, nhưng thiếu bao nhiêu và nó èo uột có bao nhiêu phần do nắng thì chỉ có người trồng mới biết. Cách tốt nhất là trồng cùng một nơi những cây có nhu cầu sáng khác nhau, chị trồng thêm vào đó vài cây Môn, Diếp cá, lá Lốt, cây lá màu ... rồi theo dõi một thời gian xem thằng nào tươi tốt thì biết ngay thôi. Hoặc nhà chị có trồng Huệ (?!) thì post hình cho em coi hay đo thử chiều dài lá.
Riêng về hoa hồng, đúng ra là phải bón phân trước 1-2 tuần rồi mới cắt cành. Khi cắt cũng tùy tình trạng cây để cắt sát xuống chân hay cắt lưng chừng, thậm chí chỉ tỉa bỏ hoa. (Nếu chị đã xem hình em vừa post, cái hình đầu tiên cây hồng đỏ ra rất nhiều hoa nhưng chỉ ra hoa đơn, cây như thế là đang yếu chỉ có thể bấm hoa chứ cắt sâu xuống là nó tèo liền. Mấy chậu tiếp theo ra hoa chùm trên tược lớn, cây khỏe nên có thể cắt thấp xuống, tuy vậy đã cắt thì phải quan sát cho cân đối rồi cắt toàn bộ cành trên cây, cắt sao cho mỗi cành phải còn tối thiểu 2-3 lá...).
Cái cây ra nhiều chồi nhưng chồi bé, màu lợt ... sau đó chết thì nhiều khả năng là rễ nó hư cả rồi, ra chồi chỉ là phản ứng sinh tồn, bất kì cây gì khi bị đe dọa đến sự sống thì nó đều tìm cách sinh sản (nhảy chồi + ra hoa), chỉ là cây đó yếu quá nên chưa kịp ra hoa đã chết. Thường cái này là kết quả của cả quá trình, cây chết do hàng loạt nguyên nhân trước đó tích lũy lại.
Chúc vui!

Quên, em xin nói thêm, bón phân cho cây đến khi thấy lá nó có biểu hiện ăn phân nhưng chồi ngủ vẫn chưa bung là lúc cắt cành tốt nhất, sớm hay muộn hơn đều không tốt. Vậy kinh nghiệm nhỏ là cứ bón phân và theo dõi, tùy theo nó nảy chồi sau 1,2,3,4... tuần thì chia đôi thời gian đó ra mà cắt. Hè hè, cái này hơi mâu thuẫn, phải chờ đến 2 tuần mới biết mình nên cắt lúc 1 tuần, lúc biết thì muộn rồi. Thực tế không muộn, bởi khi trồng cây không chỉ cắt một lần duy nhất đó mà cắt hàng trăm hàng ngàn lần. Tùy cây và tùy cả tình trạng cây mà thời gian hấp thu phân bón + nảy chồi khác nhau. Trồng lần này sẽ lấy kinh nghiệm cho lần sau, dần dần quen mắt thì nhìn một cây nào đó sẽ biết nên bón cho nó bao nhiêu phân, bón gần gốc hay xa, bón bao lâu thì cắt cành được......

Có một số loại hồng nó chỉ ra hoa đơn, như mấy giống hồng họ trồng bán hoa cắt cành. Còn hồng hoa chùm mà nó chỉ ra đơn thì do cây không lên được tược lớn. Cái này dễ thôi, chị chăm cây tốt rồi tỉa sâu xuống để nó mọc tược gần gốc, tược càng gần gốc càng lên mạnh và ra hoa nhiều. Một điều nữa là các cây già thường khó lên tược to, nếu thấy cây nhà mình đã già thì chọn một cành trên cây rồi chiết thành cây mới. Hoa hồng em trồng từ cây giâm hoặc chiết thì năm đầu và năm 2 cây rất mạnh, năm thứ 3-4 nếu chăm tốt cây vẫn ra chùm nhiều bông nhưng thường chỉ khoảng 3-5 bông, năm 5 trở về sau thường gốc đã già nên cây chủ yếu lên chồi mới tiếp ở phần ngọn và cho ra 1-2 bông. Nói vậy thôi chứ em trồng đến khoảng 4 năm là cây nó tàn tạ lắm rồi và thường nó ở nhà được 2 năm là chuyển hộ khẩu.
Tặng chị hoa hồng Nhung, loại này chỉ ra hoa đơn

Nếu bảo em cho chị một lời khuyên thì em khuyên chị mỗi loại chỉ mua 1 cây về trồng thử, nó mà sống thì cứ thế nhân giống ra; mỗi lần chỉ mua 1-3 cây và trồng nó sống mới mua tiếp cây khác; chị nên trồng từ những loại dễ trồng để rút kinh nghiệm đã.


Xử lý ra hoa: Loa kèn, Huệ


Small-dracula (CSTT):

Trình bày đầy đủ thì khá dài, lúc này cũng chưa dùng đến, vậy để hôm nào rảnh em viết một bài hoàn chỉnh rồi post luôn chị nhé. Loại này xử lí ra hoa đơn thuần thì rất dễ, còn muốn làm nở chính xác vào một khoảng thời gian nào đó thì cần nhiều nhiều củ cho tăng xác suất và cần làm nhiều lần để rút kinh nghiệm thêm.
Hi, nhưng nếu làm cho nở tết thì củ của chị (nở bây giờ) chỉ có thể nở vào tết 2012 và nhiều khả năng phải hy sinh mùa hoa vào tháng 4/2011. Chỉ là có thể thôi, tháng 3,4/2011 củ này ra hoa hay không là tùy sức của nó, còn sau đó thì nó sẽ nở vào dịp tết hàng năm.
Nhiều giống Huệ rất ít đẻ con, muốn cây đẻ con nhiều buộc lòng phải hy sinh 1-2 mùa hoa liên tiếp để cây tích lũy chồi ngủ, chồi ngủ không phân hóa thành vòi hoa thì có thể ngủ luôn hoặc lên con. Huệ trắng thuộc loại siêng bông, chính vì thế mà ít đẻ con, chỉ những cây con 1-2 tuổi khi chưa ra hoa mới đẻ nhiều. Huệ dại cam, dại đỏ và Huệ hồng sọc thì đẻ nhiều vì nó là cây dại (loài tự nhiên), Huệ đỏ thì trung bình, hàng năm cho 1-2 củ con.


hôm nay em post bài theo yêu cầu của mẹ Ngộ nhé. Đây là quy trình chung, khi thực hiện tùy điều kiện thời tiết khí hậu cụ thể sẽ có những sai khác nhất định, mọi người có thể làm và rút kinh nghiệm từ từ. Khi bắt đầu xử lí đến lúc cây ra hoa mất 3-4 tháng, mọi người dựa vào ngày muốn hoa nở để tính lui ngày bắt đầu xử lí. Củ đạt yêu cầu thì có thể làm bất kì thời điểm nào trong năm.
Điều khiển Huệ ra hoa:
- Huệ là loài cây thích nghi rộng, sinh trưởng - ra hoa ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. 
- Cây có mùa nghỉ không rõ, vào mùa khô có thể tàn lụi hoặc không, ngoài tự nhiên cây sinh trưởng chậm lại trong mùa khô và đầu mùa mưa thì ra hoa. Ở VN cây ra hoa tự nhiên vào khoảng tháng 3 – tháng 7 DL, nhưng nhiều nhất là tháng 4,5.
- Huệ ra hoa 1 lần/năm. Cây cần 6-8 tháng sinh trưởng liên tục để tích lũy dinh dưỡng, Củ trưởng thành (> 3 tuổi) và đạt 6 lá trở lên (tương đương đk củ > 7cm) là có khả năng ra hoa, củ nào mạnh có thể ra cùng lúc 2-3 vòi hoa (thậm chí hơn).
- Điều khiển Huệ ra hoa thực chất là tạo ra mùa nghỉ giả cho cây, sau “mùa nghỉ” trồng cây lại trong điều kiện bình thường, cây ra hoa đồng thời với lá non.
- Có nhiều phương pháp khác nhau khi điều khiển Huệ, có thể kể đến:
+ pp1: Ngừng tưới hoặc tưới ít nước, cây thiếu nước nên tàn lụi dần phần lá trên mặt đất. Nếu thời gian ngừng tưới ngắn, cây có thể chỉ có biểu hiện vàng lá, lá non ngừng sinh trưởng chứ không tàn lụi. Càng kéo dài càng gây ra lụi lá và có thể để lụi hết toàn bộ lá. Sau đó tưới nước trở lại thì cây lên lá mới rồi ra hoa.
+ pp2: Để khô đất trồng, dùng dao bén cắt lá ngang cổ củ, để khô thêm 2-3 ngày cho ráo nhựa vết cắt rồi tưới nước trở lại.
+ pp3: Nhổ cây lên, làm lại đất rồi trồng lại.
+ pp4: Nhổ cây lên, rửa sạch đất rồi để vào nơi khô thoáng. Sau 1 tuần thì cây bắt đầu lụi lá, 3-4 tuần thì lụi lá hoàn toàn. 4-6 tuần là có thể trồng lại.
+ pp5: Nhổ cây lên, rửa sạch đất, cắt hết lá ngang cổ củ (có thể cắt luôn cả rễ) rồi để vào nơi khô thoáng. Sau 4-6 tuần trồng trở lại.
+ pp6: Nhổ cây lên, rửa sạch đất, cắt lá ngang cổ củ rồi để nơi khô thoáng 1 tuần, từ tuần 2-8 để cây trong ngăn mát tủ lạnh. Sau đó lấy ra để nơi mát 2 ngày cho củ ổn định rồi trồng lại.
CHÚ Ý: 
+ Như vậy, về cơ bản quy trình xử lí Huệ ra hoa gồm 2 quá trình: ức chế sinh trưởng (nghỉ) và cho sinh trưởng trở lại. Thời gian nghỉ là 0 – 60 ngày, trong đó thời gian nghỉ thích hợp nhất nếu để ngoài là 4-6 tuần, nếu để ngăn mát tủ lạnh là 8 tuần (có thể để lâu hơn nhưng không cần thiết vì nó “ăn bớt” thời gian sinh trưởng của cây). Thời gian trồng lại đến khi ra hoa trung bình là 60 ngày, nếu miền bắc có thể kéo dài đến 70 ngày (hoặc hơn), miền nam rút ngắn lại 50 ngày.
+ Thời gian nghỉ ngắn 1-2 tuần thì củ vẫn ra hoa nhưng thời gian từ lúc trồng lại đến khi ra hoa biến đổi bất thường, rất khó xác định. Chính vì thế thường chỉ những củ non (vừa đạt 3 tuổi, đk xấp xỉ 7cm, cây chỉ được khoảng 6 lá) thì mới nên xử lí kiểu này, cho cây nghỉ lấy chu kì rồi trồng lại sớm tránh mất sức. Thằng nào ra hoa hú họa thì tốt còn không cũng chẳng sao vì nó là “nồng cốt” của năm sau.
+ Khi xử lí, tùy vào đặc điểm nội tại của từng củ mà sự ra hoa có khác nhau, củ có sẵn mầm hoa sẽ ra hoa sớm, củ có mầm hoa hình thành muộn thì lên vòi chậm. Người xử lí cần có “độ nhạy cảm” cao khi nhìn nhận từng củ để có hướng gia – giảm thời gian trồng xuống lại của từng củ. Càng làm tốt điều này thì tỉ lệ hoa nở đúng thời điểm mong muốn càng cao.
+ Khi vòi hoa đã ló ra ở cổ củ thì thời gian đến khi nở sẽ ngắn hơn 60 ngày, tùy vào ló nhiều ít để rút ngắn thời gian trồng xuống. Khi bao hoa chung đã thoát hoàn toàn ra khỏi cổ củ thì thời gian đến khi nở chỉ còn khoảng 15-20 ngày.

Tóc tiên



Còn đây là tóc tiên trắng, chậu này của 1 cao thủ bên dalarose trồng thuyvuong ạ, chứ chị trồng thì chỉ ra vài bông một thôi.

Tóc tiên này trồng củ chị ơi, chị lấy ko em gửi cho chị 1 ít. Loại này giống tóc tiên hồng, nở rộ trước khi mưa rào ý ạ, dễ sống cực.

Chống nắng cho cây - Cô Xuân

" trời nắng nóng, cây nhà cháu bị khô héo một phần là do thời tiết, nhưng một phần có lẽ là do chất trồng trong chậu không còn giữ ẩm được. Nhìn mấy chậu cây của cháu cô có "cảm giác" là lâu lắm rồi nó chẳng được thay chậu, và có lẽ trong chậu bây giờ chỉ còn rễ cây, không có chất gì giúp giữ ẩm cả. Như vậy cho dù có tưới bao nhiêu cũng không giúp cây tươi tốt được lâu.

Cháu hình dung nguyên bộ rễ cây bị tiếp xúc với cái chậu và cái chậu thì bị hun nóng cả ngày, bên trên lại thoát hơi qua lá, thì cây không héo mới là chuyện lạ.

Biện pháp cải thiện tình hình:

- thay chậu khác cho cây, chậu lớn hơn có nhiều chất trồng hơn vì cây toàn là cây lớn mà chậu hơi bị nhỏ;
- ủ ẩm cho chậu cây bằng cách lấy quần áo cũ nhúng nước đặt lên bên trên mặt chậu;
- kê sát các chậu vào với nhau để giúp giữ ẩm cho nhau;
- tìm cách che chắn (chăn mền cũ, chiếu cũ...) cho cây bớt bị nắng trực tiếp.

Cô nghĩ các bạn khác ở Hanoi trồng cây trên sân thượng có thể làm những việc như trên để giúp cây chống nắng. "

Hồng môn - Mười giờ

Mehuungo:



1. Hồng môn: 

cây hồng môn ưa mát lắm, thậm chí em để nó trong nhà cũng được, miễn là chỗ có ánh sáng. Chất trồng cũng yêu cầu thông thoáng, thoát nước tốt chứ ko thì úng ngay. Mùa hè nóng thế này em phải cho nó vào ngay chỗ thoáng mát ko là nó chào tạm biệt em đấy.

2. Mười giờ

Các mẹ trồng Mười giờ thì cát lẫn với đất ( 2 phần cát, 1 phần đất) vì mười giờ là cây mọng nước nên úng là thối ngay.

Hoa thích hợp nắng nóng là mười giờ, thanh tú, dừa cạn... càng nắng hoa càng thắm.

Cách gieo hạt và giâm cành của cô Xuân

Còn đây là phần hướng dẫn cách gieo hạt và giâm cành của cô Xuân

Cách 1: Bạn hãy lấy một ít đất thật "ngon", để vào trong một cái hộp nhựa trẹt, nhớ đục lỗ thoát nước ở bên duới cho nhiều, xong tưới đẫm nước và gieo hạt vào đó. Sau khi gieo hạt xong thì rải một lớp đất mỏng lên trên. Cuối cùng lấy cái nắp nhựa đậy lại rồi đem để chỗ có ánh sáng, theo dõi xem nó có mọc hay không. Khi thấy cây nẩy mầm thì từ từ mở cái nắp nhựa ra để dưởng cây.

Cách 2: Lúc chiều cô có nói cách gieo hạt giống, nhưng không nhớ ra là mình có thể dùng cát (thay cho đất) nên giờ cô nói lại đây nha.

Cháu có thể lấy cát, rữa cho thật sạch, rồi cho vào hộp nhựa, loại trong suốt, như trong post trước của cô thay cho đất. Vì khó tìm được loại đất thật sự "ngon" để ươm hạt lắm.

Nhớ là hộp nhựa phải đục nhiều lổ thoát nước ở bên dưới nhé. Và khi gieo hạt xong thì đóng kín nắp lại. Mục đích của việc dùng hộp nhựa trong suốt là để cho ánh sáng có thể đi xuyên qua được, và việc đậy nắp là để giữ ẩm.

Thỉnh thoảng cháu phải để ý nhìn xem bên trên nắp hộp có đọng nhiều hơi nước hay không nha. Nếu nhiều quá thì mở nắp, lau sạch rồi đậy lại tiếp.
V. GIÂM CÀNH
Khi có cành bông giấy rồi, con đem dìa giâm liền, kẻo nó mất sức. Con chuẩn bị những thứ này:
- 1 con dao thiệt bén
- 1 cái ly nhựa to to, cao cao khoảng 30-40cm, (loại người ta hay bán trà sữa Trân Châu đó) đục một lổ thoát nước ở dưới dáy (có thể lấy mũi dao nhọn chọc thành hình chữ thập)
- 1 ít cát sạch, nhuyễn
- 1 cái bich ziplog (bịch ny-long có khóa kéo hít lại ở trên đầu í) đủ to để bỏ cái ly nhựa vô trỏng. (Nếu không có bịch ziplog thì tìm 1 cái bịch nylong kiếng - trong veo, không phải túi xốp màu trắng - cũng to đủ bỏ cái ly vô.) Thêm 1 sợi dây thun nếu sử dụng bịch nylong thường.

Có những thứ đó rồi,
- đặt cái cành bông giấy lên chỗ nào đó để tựa, dùng dao bén bụp một phát ngay cái chỗ vết bẻ, phía dưới ngay đốt lá, để loại bỏ phần cây bị thương; nhớ bụp xéo khoảng 30o là tốt, đừng bụp ngang;
- bụp tiếp cành bông giấy ra từng đoạn ngắn, khoảng 25cm (nhớ đánh dấu phần nào là gốc, phần nào là ngọn... kẻo chút nữa cắm lộn đầu thì nó không ra rể đâu nha... Cô hay bị dzụ này lắm!); cũng nhớ bụp xéo và phía dưới ngay đốt lá; (chỗ đốt lá là chỗ rể sẽ mọc ra sau này đó)
- chọn 2, 3 đoạn gần phần gốc (phần bẻ từ cây của người ta í), mập mạp một tí;
- cắm mấy đoạn này vô trong cái ly có đựng cát đã tưới đẫm trước đó. Chú ý cắm sâu chừng 3cm xuống cát; nếu phần cắm có lá thì cắt bỏ lá;
- cho cái ly nhựa vô trong cái bịch nylong, thổi hơi vào trong bịch rồi nhanh chóng kéo khóa cho nó khít lại và vẫn giữ được hơi. Chú ý tránh để lá bông giấy đụng chạm với bịch nylong nhiều quá.
- đem cái "chiến lợi phẩm" của cháu để vào chỗ nào có ánh sáng tốt và theo dõi. Chừng nào cháu thấy rể nó mọc ra là... ngon lành. Ly nhựa trong và cát giúp chúng ta dễ nhìn xuyên suốt được.

Thỉnh thoảng để ý xem trong bịch có bị đọng nhiều hơi nước hay không nha. Nếu nhiều quá thì mở khóa cho nó bốc hơi một chút, hoặc lau bớt, rồi kéo khóa trở lại.

Đây là cách giâm cành mà cô hay dùng để giâm những giống cây trồng bằng cành như bông giấy, bông bụp, bông hồng, cẩm cù, v.v... Thông thường khoảng 1-2 tuần lễ là có thể thấy rể mọc ra rồi. Nhưng cháu đừng vội lấy nó ra sớm, phải đợi cho đến lúc nó mọc được 1, 2 cái lá mới rồi hẵn lấy ra để trồng vào chậu thì sẽ tốt hơn.

Đất "ngon" là đất phải tơi, xốp , ko có cục to, sau khi gieo xong nếu ko đậy nắp thì các mẹ phủ ít rơm hay vỏ trấu lên trên cùng và thỉnh thoảng phun sương khi thấy đất khô. Sau khi cây con khá cứng cáp thì nhổ lên trồng vào chậu hoặc vườn.

Cẩm cù

Cách trồng hoa cẩm cù (Mehuungo - CSTT)

Giới thiệu với các mẹ 1 loại hoa đẹp, trồng trong hanging basket nên ai thích cũng có thể trồng được.

Đó là hoa Cẩm cù ( Hoya), có người còn gọi là lan sao, có rất nhiều loại, cả hàng lai và hàng rừng. Trồng dễ vô cùng , chất trồng tốt nhất là dớn đà lạt , nếu ko mình có thể trồng bằng đất trộn xỉ than cho thoát nước. Treo bất kỳ cái giỏ này ở đâu mà có nắng, tứoi hàng ngày và chờ xem hoa nở, hoa thơm vào buổi tối.

Chất trồng cho cây



Cô Xuân (TSV):

Mình gửi cho các mẹ cách làm chất trồng cho cây trồng trên chậu mà cô Xuân đã dạy tụi mình, mình làm thử và có kết quả tốt 

"đất trồng thì đại loại là đất phải tơi, xốp, vừa giữ được ẩm nhưng cũng phải thoát nước tốt thì cây mới tốt được. Vì đất tơi xốp sẽ giúp rễ phát triển tốt vì có không khí chen vào được trong đất; đất giữ ẩm để giúp rễ cây hút đủ nước; đất thoát nước để rễ cây không bị úng thối.

Đất trồng trong chậu cô hay "pha chế" theo tỉ lệ như thế này:
1 phần trấu khô (còn nguyên hình vỏ lúa, không phải trấu đã đốt ra tro)
1 phần than cũi đập nhuyễn, kích cỡ khoảng 3mm
1/3 phần đá rữa (loại dùng trong xây dựng)
1 vốc tay phân hữu cơ đậm đặc Dynamic lỉfte

Các chất này có nhiệm vụ như sau:
- trấu: giữ ẩm
- than: vừa giữ ẩm, vừa làm trống "đất", dễ thoát nước
- đã rữa: giúp thoát nước tốt và làm thoáng "đất"
- Dynamic lỉfte: cung cấp một phần dinh dưởng ban đầu cho cây.

Chất trồng như thế này sẽ giữ ẩm vừa phải và kích thích rễ phát triển. Nó không tích nước, nước tưới bao nhiêu sau khi đã ngấm đủ vào trấu và than, còn lại sẽ thoát hết ra ngoài nên rễ không bị úng. Nhưng vì nó không giữ được nước nên chúng ta phải... thường xuyên tưới, có khi mỗi ngày phải tưới 2, 3 lần tùy tình hình thời tiết hoặc nơi đặt chậu. Thêm nữa vì trong chất trồng không có dinh dưởng nên chúng ta cũng phải thuờng xuyên bón cho cây. Cây của cô được bón mỗi tháng một lần, thay phiên bằng phân hữu cơ và phân vô cơ.

Trước đây cô cũng không biết là cây trồng trong chậu phải dùng loại chất trồng như vậy. Kết quả là cây cứ bị chết vì úng nước nếu trong chất trồng có tro trấu hoặc xơ dừa nhiều. Tro trấu và xơ dừa còn mau phân hủy, làm cho đất "chặt" lại khiến rễ bị ngộp, không phát triển được nên cây yếu ớt tàn tạ và cho dù có được tưới nước, bón phân đầy đủ... rễ cây vẫn không hấp thụ được dưởng chất nên... thanh thản ra đi!

Chất trồng cô vừa nói sử dụng cho tất cả các loại cây trồng trong chậu."

Mình giải thích 1 chút : Đá rửa chính là đá granite đập vụn, nếu ko có mình có thể thay bằng xỉ than ( loại than tổ ong mọi người hay đun ý, đun xong lấy cục xỉ đó ra, đập nhỏ rồi trộn lẫn vào, nhớ bỏ đi phần quá vụn). Trấu thì có thể xin hoặc mua của các bà bán trứng, nếu ko có PM cho mình , mình có thể mua hộ, rẻ lắm, chừng 10k/bao đầy. ( Trả công vân chuyển từ quê lên là chính, tại nhà mình nhờ cô bán gạo lấy cho mà),phân có thể dùng Growell của Đức mua ở Phạm NGọc Thạch hoặc Dynamic Lifter tại cty Bình minh ở Tôn Thất TÙng.



small-dra (CSTT):

Chị nên làm quen dần với khái niệm "chất trồng" thay cho "đất trồng". Bình thường do chúng ta quá quen với hình ảnh cây mọc trên đất, nên muốn trồng cây là nghĩ ngay đến đất và không có đất là "nhột nhạt không yên". Thực tế nên hiểu một cách thấu đáo, đất chẳng qua là hỗn hợp của đá vụn và xác hữu cơ, trải qua quá trình phong hóa lâu dài nên đá đã trở nên rất mịn và xác hữu cơ thì bị phân hủy thành mùn.
Chất trồng là nơi bám của cây, cung cấp cho cây nước và muối khoáng hòa tan (dinh dưỡng), vậy nên bất kì cái gì mà cây có thể bám đồng thời cung cấp được nước và dinh dưỡng thì đều làm chất trồng được. Chỉ còn một vấn đề là rễ cây cần không khí để hô hấp nên chất trồng còn cần thêm một yêu cầu nữa là thông thoáng.
Sự phát triển của bộ rễ rất quan trọng đối với cây, nên hỗn hợp chất trồng trên chú trọng vào thông thoáng để phát triển bộ rễ, còn nước và dinh dưỡng thì khắc phục bằng việc tưới bổ sung thường xuyên.
Mọi chất trồng đều có ưu-nhược riêng, biết khai thác thế mạnh và khắc phục điểm yếu tùy vào đặc điểm của cây trồng, điều kiện thời tiết địa phương và khả năng chăm sóc của bản thân là chìa khóa thành công.

Về chất trồng, nó cũng không có chuẩn mực gì đâu ạ, trồng một cây gì đó thì đầu tiên là đánh giá nhu cầu nước và khả năng chịu úng của nó. Sau đó dựa vào nguyên liệu mình đang có để trộn chất trồng có độ thông thoáng và giữ nước tương ứng. Đương nhiên nếu có đủ các thành phần để nó bổ khuyết hỗ trợ nhau là rất tốt, nhưng cũng không cần quá cầu toàn, bởi sau đó còn phải tưới cây hàng ngày nên nếu chất trồng không đạt mà có chế độ tưới hợp lí thì vẫn trồng cây tốt. Ví dụ: người ta có thể trồng cây thủy canh không cần chất trồng, thì hoàn toàn có thể trồng cây đó lên cát sạch và dùng dung dịch thủy canh để tưới hàng ngày, vậy lúc này chất trồng chỉ là cát. Ngoài ra hiện tại người ta đang nghiên cứu trồng thử nghiệm dạng khí canh, vườn được lập trình để tự động phun sương trong một khoảng thời gian nhất định, cây chỉ cần bám vào giá thể gì đó để sinh trưởng.

Thêm một chút về đánh giá nhu cầu nước và khả năng chịu úng của cây. Cái này thì phải chịu khó "nghe nhìn" thôi ạ. Ai trồng cây thì cũng không thể tránh khỏi những hôm bận việc quên tưới, đồng thời cũng gặp lúc mưa dầm dề ... quan sát qua mỗi lần như vậy để biết khả năng chịu úng chịu hạn của từng cây. Bên cạnh đó còn phải rút ra bài học từ kinh nghiệm của người khác, hay những lần giâm cành bị úng ...
Chúc cả nhà trồng cây tốt!