Powered By Blogger

Trang

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Bàn tính gãy


http://bantinhgay.blogspot.com/2012/05/su-dung-ban-tinh-gay-cong-cu-thong-minh.html

Cách sử dụng Bàn tính gỗ

Bạn thân mến !
Bàn tính Trung Quốc qua nhiều thời đại đã được cách tân rất nhiều.Phần mô tả dưới đây dành cho loại hiện đại nhất :
.
1 . Cấu tạo : Bàn tính là một khung chữ nhật bằng gỗ có một thanh ở giữa phân chia ra hai phần. thông thường có 10 cột hay còn gọi là gióng. Các thương gia lớn xài loại nhiều gióng hơn. Gióng là một que tre vót tròn xiên 5 hạt gổ.( quan lại có khi làm bằng xương hoặc ngà voi ) 5 hạt này được chia trên thanh phân chia 4 hạt, mỗi hạt là 1 đơn vị và một hạt bên dưới là 5 đơn vị.
Tóm lại bàn tinh như 2 hình chữ nhật ghép lài từ 10 gióng gồm 40 hạt bên trên và 10 hạt bên dưới tức là 50 hạt.
Tính từ phải qua, các gióng là bách phân, thập phân, đơn vị, chục , trăm, ngàn, vạn....
.
2/ Vận hành : Trong phạm vi bài viết này, mình chỉ cho bạn cách làm toán cộng :
Ban đầu các hạt trên đưa hết lên trên , hạt dưới đưa hết xuống dướ.thanh ngăn không có hạt nào.
Thao tác bằng tay phải : ngón cái để búng hạt từ dưới lên, bốn ngón còn lại để đưa hạt từ trên xuống.
Cách thể hiện và đọc số : Số tức là số hạt được kéo về thanh phân chia tạm gọi là ở giữa nhé : số 0 tức là gióng không có hạt nào ở giữa. Số 1,2,3 hoặc 4 tức là có 1,2,3 hoặc 4 từ trên đưa xuống giữa. Số 5 là 1 hạt từ dưới đưa lên, số 6 là một hạt dưới và 1 hạt trên... số 7,8,9 cũng tương tự.
Việc thể hiện số cũng như thao tác tính luôn luôn từ phải qua trái ( Không như bạn gì trên đây tính từ trái qua , mình không biết tính kiểu gì ???)
Như vậy muốn thể hiện 17 đồng năm xu (số 17,05) ta làm từ phải qua là 1 hạt dưới, không hạt, 1 hạt dưới và 2 hạt trên, 1 hạt trên.
bây giờ công với 5 đồng mốt nhé ( số 5,10 ) : Từ phải qua 5 + 0 thì không thêm hạt nào. 0 +1 thì thêm 1 hạt từ trên xuống.
Đến 7+5 mới là rắc rối đây : vì không đủ 5 hạt nên ta phải mượn bên trái 1 hạt tức là 10 bằng cách cho một hạt bên trái xuống, vì chỉ mượn 5 nên bạn phải trả lai 5 bằng cách cho 1 hạt bên dưới xuống.
Trong trường hơp nếu mượn hạt bên trái nhưng không có hạt ( vì gặp số 9) thì ta mượn hạt bên trái nữa túc là hàng trăm. cũng làm tương tự...
Bạn cứ làm như vậy cho đến hết số : Kết quả là số hạt cặp trên và dưới thanh phân chia : 22 đồng 15 xu.
Tính trừ cũng làm tương tự nhưng thay vì thêm hạt vào thì ta lấy hạt ra.
Muốn làm tính nhân và chia thì bạn phải học cửu chương : cửu cửu bát nhất, bát cửu thất nhì, thất cửu lục tam ....
Sau cửu sẽ đến bát : bát bát lục tứ... Người ta không học cửu bát nữa vì cửu bát đã học từ trên bát cửu thất nhì rồi (Không như cửu chương của ta vừa học 8 lần 9 : 72 sau đó lại học 9 lần 8 cũng 72...)
.
Loại bàn tính 1 hạt dưới và 4 hạt trên này rất đơn giản và văn minh tuy nhiên rất nhiều người nói hoài mà vẫn không hiểu nên bên TQ hiện nay vẫn phổ biến xài loại 9 hoặc 10 hạt một gióng. Bạn sang nhà người bạn tính thử chơi cho vui nhé xem có nhanh hơn Window XP không ?

Việc tính bàn tính gỗ của người xưa căn bản là dựa trên số học thông thường. Cấu tạo gồm nhiều trục số, mỗi trục số biểu thị một hàng/lớp (đơn vị, chục, trăm, ngàn, vạn, ức, triệu, ... ) và đều được chia thành 2 nửa bởi thanh la dọc:
- Nửa trên chì có 2 con tán, mỗi con biểu thị 5 đơn vị.
- Nửa dưới có 4-6 con tán, mỗi con biểu thị 1 đơn vị.
Nguyên lý tính toán cơ bản như tính toán trên giấy nháp, chỉ khác là thay vì ghi lên giấy thì dùng con tán ghi nhớ, cuối cùng đọc kết quả.
Sách giáo khoa toán lớp 6 có hướng dẫn sơ bộ.
Nếu bạn đọc được hán nôm thì có thể tra cứu nâng cao trong ĐẠI THÀNH TOÁN PHÁP, KINH TÀI CHƠN ĐIỂN LUẬN,...
Có nhiều thuật toán rất cao diệu, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người tân học, luyện tập rất khổ công, nhưng đã thành tựu thì có thể tính nhanh như máy tính cầm tay. Có thể cộng, trừ, nhân, chia, khai căn, lũy thừa, giai thừa, ...
Tôi đã từng luyện và sử dụng hơn 20 năm nay, rất hữu ích!

à mẹ của mình nói cách sử dụng rất đơn giản, bạn chia mỗi cột ra thành hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn,v.v... bắt đầu tính từ hàng đầu tiên, gạt hết các phím về hai rìa của bàn tính (thường là phía trên 2 phím và phía dưới 5 phím), sau đó bắt đầu đếm từ từ, cứ mỗi một số như vậy là bạn đẩy một phím lên, được 5 phím (tức 5 số) thì gạt một phím ở trên xuống, như vậy cứ mỗi một phím ở trên gạt xuống sẽ được tính là 5 (tùy theo ở hàng nào, nếu là đơn vị thì là 5 đv, hàng chục thì là 5 chục...). vd nếu muốn tính số 35 thì bạn làm như sau: hàng chục đẩy 3 phím lên (nhớ ko được gạt phím phía trên xuống) còn hàng đv thì kéo một phím xuống (nhớ ko được đẩy phím dưới lên). đây là một cách tính cổ nhưng cũng rất thú vị, có thể tính được cả phép nhân và phép chia (nhưng mà mình chưa có học). mong rằng những bước cơ bản trên sẽ giúp cho bạn tìm ra được phép tính mà bạn mong muốn. chúc may mắn

tính từ trái qua, hàng đầu tiên là đơn vị, thứ hai là hàng chục,..... Tùy theo bàn tính lớn hay nhỏ mà số hạt ở mỗi hàng là 5 hoặc 10,...Ban cứ cộng từ 1->10, tương ứng bạn hãy đưa từng hạt lên trên . Hết hàng đơn vị tới hàng chục, trăm ,...

Sưu tầm

Tại sao trẻ em cần học số học trí tuệ?


Tại sao trẻ em lại cần học số học trí tuệ

Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trẻ em ngày càng phụ thuộc vào máy móc và khả năng tập trung cũng như trí nhớ suy giảm do tác động của quá nhiều nguồn thông tin. Học số học trí tuệ sẽ giúp các em khắc phục được các nhược điểm này.
Tại sao trẻ em lại cần học số học trí tuệ? 
Theo các nghiên cứu khoa học, các tế bào não phát triển nhanh nhất ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi, khi trẻ em 7 tuổi, não đã phát triển được 75% thì quá trình này sẽ chậm lại.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mặc dù bộ não có tiềm năng rất lớn, nhưng con người mới chỉ sử dụng 5% - 10% của bộ não. Nói cách khác, trên 90% chức năng của bộ não chưa được sử dụng.
UCMAS đã nghiên cứu và phát triển chương trình Bàn tính và Số học trí tuệ giúp các em khơi dậy tiềm năng của bộ não và sử dụng có hiệu quả nhất.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trẻ em ngày càng phụ thuộc vào máy móc và khả năng tập trung cũng như trí nhớ suy giảm do tác động của quá nhiều nguồn thông tin. Học số học trí tuệ sẽ giúp các em khắc phục được các nhược điểm này. 
Số học trí tuệ UCMAS phát triển tiềm năng của não trái & não phải nhằm phát triển sự thông minh của trẻ
Bộ não của con người được chia làm bán cầu não trái và bán cẩu não phải. Nghiên cứu tâm lý chỉ ra rằng hình dạng của 02 bán cầu là giống nhau nhưng chức năng thì khác nhau. 
 
Bán cầu não trái có quan hệ với khả năng ngôn ngữ và các hoạt động suy nghĩ và có chức năng ngôn ngữ, suy nghĩ trìu tượng và suy nghĩ logic. 
Bán cầu não phải có khả năng về suy nghĩ vật thể như hình ảnh và hình dạng có chức năng nhận biết hình mẫu, cảm nhận hình dạng, suy nghĩ sáng tạo và trực giác. 
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chức năng của bán cầu não trái mạnh hơn bán cầu não phải nhưng các nhà vật lý học và tâm lý học đều cho rằng tiềm năng của bán cầu não phải cần được khai thác. Phương pháp lý tưởng là cùng sử dụng 2 bán cầu, để bán cầu não trái phối hợp với bán cầu não phải hay bán cầu não phải ảnh hưởng đến bán cầu não trái để cả hai bán cầu phối hợp với nhau.
Albert Einstein, nhà khoa học nổi tiếng thế giới đã làm cho cộng đồng khoa học ngỡ ngàng khi ông đưa ra “ Học thuyết tương đối “. Bằng việc sử dụng sự sáng tạo và tưởng tượng của bán cầu não phải, ông đã mô tả sự tương tác của thời gian và không gian trong trí não của ông và vượt qua sự hạn chế của 03 chiều. Cùng lúc đó, ông cũng sử dụng sự suy luận logic của bán cầu não trái để chứng minh và xác định giá trị toán học và khoa học của học thuyết này. 
Bởi vậy, khi kết hợp và sử dụng hiệu quả cả hai bán cầu não trái và phải của bộ não có thể đem đến những kết quả bất ngờ.
Hơn nữa, khi chúng ta nhìn xung quanh mình và nhìn rất nhiều các sản phẩm đa dạng sử dụng thân thiện, các khám phá y học và nhiều thành công về công nghệ, chúng ta không còn nghi ngờ rằng chúng chỉ có thể được làm ra nhờ những ứng dụng không ngừng của việc kết hợp sức mạnh của bộ não.
Mặc dầu, bộ não có tiềm năng rất lớn, nhưng các nhà khoa học tin rằng con người mới chỉ sử dụng 5% - 10% chức năng của bộ não. Hay nói cách khác, trên 90% - 95% chức năng bộ não con người chưa được sử dụng. 
Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng có hai cách để làm bán cầu não trái và phải hoạt động tốt như nhau, theo cách đó có thể phải cùng sử dụng hai bán cầu não như nhau.
Cách thứ nhất là bằng suy nghĩ cân nhắc. Cách này sẽ hạn chế sự hoạt động của bộ não và nâng cao sự liên lạc giữa hai bán cầu não và làm cho bán cầu não phải hoạt động tốt như bán cầu não trái. 
Cách thứ hai là thông qua đào tạo. Cách này tập trung vào việc phát triển kỹ thuật thực hành liên quan đến bán cầu não phải. 
Số học trí tuệ UCMAS bằng hình ảnh của việc tính toán bằng bàn tính là sự phản ảnh cụ thể của hai phương pháp nêu trên. Bởi vì tiềm năng hoạt động và thích nghi của hai bán cầu não trong số học trí tuệ UCMAS với hình ảnh của việc tính toán bằng bàn tính, chúng tôi tự hào nói rằng luyện tập và ứng dụng số học trí tuệ UCMAS bằng hình ảnh của việc tính toán bằng bàn tính là một cách hiệu quả trong việc phát triển và sử dụng tiềm năng của bộ não. 
Số học trí tuệ UCMAS bằng hình ảnh của việc tính toán bằng bàn tính là một phương pháp tính toán dựa trên chức năng của bộ não và sử dụng hình ảnh vật thể của hạt bàn tính trong não thông qua sự tri giác bằng giác quan, tưởng tượng và trí nhớ, phương pháp tính toán bằng bàn tính mô phỏng để hoàn thành mô hình các con số thay đổi trong trí óc. Đây là cơ sở của việc tính toán bằng bàn tính, từ việc tính toán bằng bàn tính đến việc tính toán bằng trí não. 
Một số người cho rằng bàn tính là một phương pháp sơ khai của tính toán. Nếu vậy thì họ nên thay đổi cách nghĩ của mình. Bàn tính là một kết quả của nghệ thuật khoa học được truyền lại từ 5000 năm nay. 
Không thể nghĩ rằng nhìn, nghe, hiểu, đánh giá, lập luận và tưởng tượng mà không có khái niệm về con số. Chúng ta dễ dàng nghĩ về việc tính toán những con số lớn nhưng có rất nhiều bài tính các con số nhỏ ở xung quanh chúng ta mà không cần sử dụng máy tính, chỉ cần sử dụng số học trí tuệ, đó là tính toán bằng não của chúng ta. Hay nói cách khác, đó là những hoạt động của bộ não con người. 
Có một vài phương pháp được sử dụng trong quá trình đào tạo thông qua khóa học số học trí tuệ và bàn tính của tập đoàn UCMAS. 
  1. Đào tạo kỹ năng tưởng tượng/hình dung
  2. Đào tạo kỹ năng ghi nhớ 
  3. Đào tạo kỹ năng lắng
  4. Thanh kỳ diệu 
  5. Đào tạo kỹ năng tốc ký
Chương trình số học trí tuệ luôn được nghiên cứu miệt mài và liên tục phát triển để đáp ứng yêu cầu của môi trường giáo dục và văn hoá. 
Hàng năm, chuyên gia và học viên số học trí tuệ từ nhiều nước được mời đến để giao lưu với giảng viên số học trí tuệ của UCMAS. Đồng thời, UCMAS cũng cử các giảng viên ra nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc để tăng cường quan hệ và trao đổi kỹ năng và kiến thức.
UCMAS được công nhận bởi các tổ chức số học trí tuệ quốc tế như Hiệp hội số học bàn tính Trung Quốc và Hiệp hội số học bàn tính Nhật Bản. Gần đây, UCMAS trao cho tất cả các sinh viên số học trí tuệ thành công chứng chỉ quốc tế đã được Hiệp hội số học bàn tính Trung Quốc chứng nhận

Nguồn: http://www.ucmasvietnam.com/index.php?option=com_content&view=article&id=415:tai-sao-tre-em-lai-can-so-hoc-tri-tue&catid=105:tin-ucmas-qt&Itemid=480

Chương trình Bàn tính & Số học trí tuệ UCMAS


Chương trình Bàn tính & Số học trí tuệ UCMAS

http://www.ucmasvietnam.com

Tính nhẩm

Bà con bày em một số cách tính nhẩm nhanh trong toán đi ... Thanks

 Hi hi Theo tớ cái công việc khá thú vị nhưng cũng khá vất vả . Để tính nhẩm tốt theo mình cách tốt nhất là pahỉ luyện tập thường xuyên và kiên trì là một điều ko thể thiếu. Bạn cũng nên hạn chế dùng máy tính vì nó cũng làm giảm đi khả năng tính nhẩm của bạn. Ngoài ra bạn có thể lên mạng tìm một vài phương pháp cũng có thể giúp bạn tính tốt hơn. Đây alf một vài cách tính nhẩm mình mới sưu tầm được

 1. Tính bình phương của sô 2 chữ số có tận cùng là 5 lấy chữ số hàng chục nhân với chữ số hàng chục được cộng thêm 1, viết thêm số 25 vào đuôi ta được kết quả.

Ví dụ: 45.45 4.(4+1)=20 ---> kết quả là 2025 2.
 nhân số có hai chữ số với 11 lấy chữ số hàng chục cộng chữ số hàng đơn vị rùi viết kết quả vào giữa số cần nhân

Ví dụ: 17.11 1+7=8 --> kết quả 187

 Đây là bí quyết tính toán không cần máy tính của anh Hồ Đắc Luận, sinh viên trường Đại học Bách khoa TP.HCM (cựu học sinh trường Nguyễn Du, quận 1), người có "thành tích": suốt từ năm lớp 1 đến lớp 12, chẳng bao giờ sử dụng máy tính để tính toán mà chỉ... tính nhẩm thôi.
Không những vậy, anh còn tính nhẩm nhanh hơn các bạn khác bấm máy tính nữa. _

Anh Luận nè, bí quyết để nói "không" với máy tính của anh là gì _

Nhìn vào các con số, ngay cả những số cực kì rối rắm như số thập phân, hỗn số, mình đừng "hoảng", cứ "bình tĩnh" xem chúng có gì đặc biệt không, rồi tìm cách "trị" nó.

Ví dụ: mình cần tính 32 x 1,25; số 1,25 có vẻ "khó chịu" nhưng nếu nghĩ kĩ một chút sẽ thấy 1,25 = 10 : 8. Vậy có thể tính 32 x 1,25 = 32 x 10/8 = 4 x 10 = 40. _

Nhưng đâu phải con số nào cũng đặc biệt như vậy, với những số không đặc biệt mình làm sao? _
Ngoài một số con số đặc biệt mình cần biết để áp dụng cho nhanh, những số khác mình phải tìm cách "làm cho nó đặc biệt" tức là làm tròn số cho dễ tính. Có thể làm tròn bằng cách cộng thêm hoặc bớt đi vài đơn vị.

Ví dụ: 498 + 1023 = 500 - 2 + 1000 + 23 = 500 + 1000 + 23 - 2 = 1500 + 21

 Viết ra thấy nhiều bước, chứ áp dụng thì nhẩm nhanh lắm đó. _

Có quy tắc chung nào có thể áp dụng để tính nhẩm cho mọi con số, mọi phép toán? _

Cách hiệu quả nhất để tính nhẩm là "phân tích số".

Tuỳ mỗi con số mà mình có cách nhẩm tính khác nhau, có khi trừ, có khi cộng cho tròn số như ở trên, có khi lại tách số ra làm nhiều phần, miễn al2 mình có thể tính dễ dàng.

Ví dụ: 987 x 2, có thể tách 987 thành 900 + 80 + 7, nhân từng phần với 2 rồi sau đó cộng lại. 987 x 2 = 900 x 2 + 80 x 2 + 7 x 2= 1800 + 160 + 14 = 1974 _

Bí quyết để "luyện được tuyệt chiêu": nhìn vào phép toán bất kì biết ngay phân tích theo dạng nào cho dễ tính và tính ngay trong tích tắc của anh là gì? _

Thường xuyên luyện tập bằng cách giúp chị anh (làm giáo viên) tính điểm trung bình cho học sinh mà không cần máy, thường xuyên bắt mình phải động não nghĩ xem ngoài cách giải toán thông thường thì có cách nào nhanh và hay hơn không. Một phép tính hoặc một bài toán, bao giờ anh cũng giải ít nhắt là hai cách.

Bật mí nè, tính nhẩm cũng là cách luyện cho não có phản xạ nhanh nhạy.

 Nguồn: http:http://vuontoithanhcong.com/index.php?/topic/2330-tinh-nh%E1%BA%A9m/